Có hai nhánh Phật giáo ở Việt Nam là Đại thừa và Tiểu thừa. Phật giáo Đại thừa lần đầu tiên từ Trung Quốc vào tới vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam từ khoảng năm 200 và trở thành tôn giáo phổ biến nhất trên toàn đất nước, trong khi Phật giáo Tiểu thừa từ Ấn Độ du nhập vào phía nam đồng bằng sông Cửu Long từ khoảng năm 300 - 600 và trở thành tôn giáo chính ở vùng đồng bằng phía nam Việt Nam.
Có thuyết khác lại cho rằng Phật giáo bắt đầu truyền vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước công nguyên từ Ấn Độ theo đường biển chứ không phải từ Trung Hoa. Lúc đầu Phật giáo tại Việt Nam (đồng bằng châu thổ sông Hồng) mang màu sắc của Phật giáo Tiểu thừa nhưng về sau do ảnh hưởng của Trung Hoa mời chuyển dần thành Đại thừa
Phật giáo Đại thừa được nhiều người thừa nhận là tôn giáo chính của người Việt, người Hoa và một số dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi phía Bắc như Mường, Thái, Tày... Phật giáo Đại thừa tại Việt Nam có ba tông phái chính là Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông. Trong thực tế Phật giáo Đại thừa ở Việt Nam tồn tại hòa hợp với Đạo giáo, Khổng giáo và các đức tin bản địa như tục thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu.
Phật giáo Tiểu thừa thì lại được coi là tôn giáo chính của người Khmer tại Việt Nam.
0 comments:
Post a Comment